Máy đục bê tông bị yếu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng làm việc và năng suất hoạt động. Chính vì vậy cần sớm tìm ra nguyên nhân và khắc phục. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những nguyên nhân chính khiến máy khoan bê tông bị yếu và cách khắc phục.
Máy đục bê tông là dòng máy khoan chuyên nghiệp có công suất hoạt động lớn thường được sử dụng để khoan, đục, phá các vật liệu cứng như tường, bê tông tại các công trường xây dựng lớn.
Do vậy sau một thời gian sử dụng nếu bạn nhận thấy máy bị xuống cấp, công suất đục của máy bị giảm, không còn mạnh mẽ như trước thì cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và khắc phục sớm. Vậy đâu là nguyên nhân khiến máy đục bê tông bị yếu? Để biết được điều này, trước tiên, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về nguyên lý hoạt động và cấu tạo của chiếc máy khoan chuyên dụng này.
Nếu bạn quan tâm tới những sản phẩm máy đục bê tông của Makita có thể tham khảo tại: https://maykhoanmakita.net/may-duc-be-tong-makita.html
Cấu tạo của máy đục bê tông cơ bản gồm có 10 bộ phận sau: Thân máy đục, bộ chổi than, quạt gió, roto động cơ khoan (phần chuyển động), stato động cơ (phần đứng yên), phần truyền chuyển động trung gian, phần truyền động trục khoan, bộ bánh răng trục khoan, vòng bi trục, đầu kẹp mũi đục
Nguyên lý hoạt động của máy khá đơn giản. Sau khi nguồn điện được kết nối với máy, bộ chổi than sẽ làm quay động cơ, sau đó mô men xoắn và động cơ sẽ truyền chuyển động đến trục trung gian. Từ đây trục trung gian sẽ tạo ra lực xung của búa máy, cùng với bộ bánh răng tạo ra lực xoắn, truyền chuyển động quay lên trục khoan. Lúc này máy đục vừa quay vừa tạo ra lực gõ tác động lên mũi đục và bề mặt vật liệu.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến máy đục bê tông hoạt động không tốt như trước. Trong đó những nguyên nhân chính có thể kể đến như:
Chổi than của máy bị mòn: Đối với những máy khoan bê tông sử dụng động cơ chổi than thì thông thường sau một thời gian sử dụng chổi than của máy sẽ bị hao mòn do đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với động cơ nên phải chịu nhiệt và ma sát nhiều trong quá trình hoạt động. Điều này khiến động cơ hoạt động không còn được khỏe như xưa.
Mũi khoan yếu: Mũi khoan của máy đục bê tông thường xuyên phải tác động trực tiếp bề mặt cứng nên dễ bị mòn. Mũi khoan bị mài mòn làm cho việc khoan lên bề mặt cứng trở nên khó khăn hơn. Vậy nên bạn cần thường xuyên kiểm tra mũi khoan và thay thế khi cần thiết để đảm bảo máy hoạt động tốt nhất.
Lõi đồng bị gãy làm cho máy không chạy: Dây dẫn là bộ phận phải chịu lực uốn rất nhiều lần trong quá trình sử dụng nên hay bị gãy tại vị trí giao với máy và phích cắm. Phần vỏ bọc của dây dẫn được làm bằng nhựa dẻo nên có tính đàn hồi tốt hơn lõi đồng nên nhiều khi lõi đồng đã gãy rời ra nhưng vỏ nhựa bên ngoài vẫn còn nguyên nên người dùng thường không phát hiện ra được.
Công tắc khoan bị hỏng: Công tác là phần phải bấm nhả liên tục khi sử dụng nên nhiều khả năng bị hỏng nhanh hơn các bộ phận khác. Nếu công tắc của máy đục bê tông bị lỏng, bạn nên dùng keo đắp thêm vào chỗ mòn hoặc thay công tắc mới.
Động cơ máy khoan chạy không ổn định: Một nguyên nhân khác khiến máy đục bê tông bị yếu là do máy bị cháy lõi động cơ. Lỗi này rất nghiêm trọng nên bạn cần chú ý để hạn chế tình trạng cháy nổ.
Bên trên là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng máy đục bê tông của bạn hoạt động yếu đi. Sau khi đã xác định được nguyên nhân thì việc sửa chữa cũng trở nên đơn giản hơn nhiều. Dưới đây là một số cách sửa chữa các lỗi thường gặp của máy khoan bê tông:
Đổi mũi khoan mới có chất lượng tốt và kích thước phù hợp khi phát hiện mũi khoan đang dùng có tình trạng bị mài mòn, không thể đáp ứng được nhu cầu công việc mà bạn mong muốn.
Thay chổi than khi phát hiện máy khoan khi hoạt động phát ra âm thanh to. Lưu ý là nên lựa chọn chổi than đúng với thương hiệu máy khoan đang sử dụng để máy đạt hiệu quả tốt nhất, tránh tiền mất tật mang.
Kiểm tra lại mối nối của các chi tiết bên trong máy có thể dây dẫn bị lỏng
Đổi roto mới nếu phát hiện cái cũ bị cháy
Thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng máy đục bê tông cẩn thận để thiết bị hoạt động bền bỉ nhất
Mũi đục bị hỏng/vỡ do lực khoan quá mạnh hoặc bề mặt vật liệu quá cứng
Động cơ và mũi khoan thường xuyên bị nóng, nhanh hao mòn
Động cơ bám bụi, hoạt động chậm chạp làm giảm hiệu quả công việc và tốn nhiều thời gian, công sức để thao tác
Sử dụng các chất làm ẩm bề mặt vật liệu trước khi đục để giảm lực khoan đục lên máy khoan bê tông. Khi khoan áp dụng công thức đục 30 giây nghỉ 5 giây để chất làm ẩm, làm mát có thời gian thẩm thấu sâu vào bề mặt vật liệu. Nhờ đó tránh tình trạng gãy hoặc vỡ mũi khoan
Làm sạch lõi khoan đục bằng cách khoan vào mũi mài khoan chuyên dụng hoặc sử dụng máy mài góc để mài
Sử dụng nước làm mát cho mũi khoan và dung dịch làm máy chuyên dụng cho động cơ qua tâm máy khoan nhằm hạn chế việc máy bị nóng đột ngột khi phải vận hành trong thời gian dài
Luôn luôn kiểm tra độ lệch tâm của mũi khoan trước khi sử dụng.
Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cá nhân (giày công trường, nón, quần áo bảo hộ, khẩu trang,...), đặc biệt, luôn đeo kính bảo hộ để tránh bụi và vật liệu bay vào mắt.
Phích cắm của máy khoan phải thích hợp với ổ cắm. Không được phép cải biến phích cắm dưới mọi hình thích
Sử dụng tay nắm phụ (nếu có) khi khoan do máy khoan bê tông có công suất cao, khoan lên vật liệu cứng sẽ có độ rung lớn hơn các dòng máy khoan khác nên dễ khiến người dùng mất điều khiển, có thể gây ra thương tích
Cầm vào bề mặt cầm nắm cách điện của máy đục bê tông khi thực hiện một thao tác tại vị trí phụ kiện cắt hoặc dụng cụ kẹp có thể tiếp xúc với dây điện ngầm hoặc dây nguồn của chính nó. Phụ kiện cắt hoặc dụng cụ kẹp tiếp xúc với dây “có điện” có thể làm cho các phần kim loại hở của máy khoan “có điện” và gây ra giật điện cho người vận hành
Tránh không để bản thân tiếp xúc với đất hay các vật có bề mặt tiếp đất như đường ống, lò sưởi, tủ lạnh hay hàng rào.
Không được sử dụng máy khoan bê tông cầm tay khi ở tình trạng ẩm ướt hoặc ngoài mưa
Nếu việc sử dụng máy khoan ở nơi ẩm ướt là không thể tránh được thì nên dùng thiết bị ngắt mạch tự động (RCD) để bảo vệ nguồn
Không được lạm dụng dây dẫn điện. Tuyệt đối không được nắm dây dẫn để xách, kéo hay rút phích cắm. Không để dây gần nơi có nhiệt độ cao, nơi có nước, dầu nhớt, vật nhọn bén hay bộ phận chuyển động
Lấy mọi chìa hay khóa điều chỉnh ra trước khi mở điện dụng cụ điện cầm tay.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ hữu ích với bạn. Sau khi đọc xong bạn đã biết cách khắc phục lỗi khiến máy đục bê tông bị yếu và một số lỗi thường gặp khác của máy khoan rồi chứ? Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline (024) 3793 8604 hoặc truy cập website https://maydochuyendung.com/ hoặc https://maykhoanmakita.net/ để được giải đáp và hỗ trợ. THB Việt Nam cam kết sẽ mang đến cho bạn những sản phẩm máy khoan chính hãng chất lượng, hướng dẫn sử dụng chi tiết và hỗ trợ bạn sử dụng, bảo dưỡng máy hiệu quả.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét