Máy đục bê tông không giống như máy khoan bê tông, chúng hoạt động với công suất "khủng" và khả năng làm việc rất lớn. Thế nhưng thật sự chẳng mấy ai có thể hiểu được để làm được điều đó thì chúng có cấu tạo như thế nào. Bài viết này nghiên cứu cấu tạo máy đục bê tông và nguyên lý hoạt động của chúng. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!
Nghiên cứu cấu tạo máy đục bê tông và nguyên lý hoạt động |
Máy đục bê tông là dụng cụ cầm tay hỗ trợ phá vỡ các bức tường lớn bằng bê tông chắc chắn và dày dặn. Là thiết bị có lực đập cực mạnh với vận tốc lớn do đó nó có thể xuyên qua các bức tường cứng rắn một cách dễ dàng mà không hề bị cản trở. Là một trong những thiết bị được sử dụng thường xuyên trong ngành xây dựng, sản phẩm đã trở thành một người bên cần thiết khi giúp con người không phải tốn quá nhiều công sức thực hiện. Vậy thì chúng ta hãy cùng nghiên cứu cấu tạo máy đục bê tông có gì đặc biệt nhé!
Một chiếc máy đục bê tông thông thường sẽ bao gồm những bộ phận sau:
Nghiên cứu cấu tạo máy đục bê tông có gì đặc biệt? |
1. Thân máy
2. Bộ chổi than
3. Rô to động cơ khoan ( Phần chuyển động )
4. Stato động cơ ( phần đứng yên)
5. Quạt gió.
6. Phần truyền chuyển động trung gian( Bao gồm cơ cấu tạo lực búa búa) .
7. Phần truyền động trục khoan
8. Bộ bánh răng trục khoan
9. Vòng bi trục.
10. Đầu kẹp mũi khoan.
Bài viết liên quan: https://maykhoanmakita.net/tin-tuc/cau-tao-va-nguyen-ly-lam-viec-cua-may-duc-be-tong-makita-1839.html
Với cấu tạo của máy đục bê tông như trên thì nguyên lý máy đục bê tông hoạt động như thế nào? Bạn có cảm thấy tò mò không? Cũng giống như những dòng máy khoan thông dụng có công suất lớn. Tuy rằng đây là một loại máy làm việc vô cùng mạnh mẽ nhưng nguyên lý hoạt động lại hết sức đơn giản. Cụ thể:
Nguyên lý máy đục bê tông hoạt động như thế nào? |
- Khi nguồn điện được cấp cho bộ chổi than thì đây sẽ lúc chúng làm quay động cơ. Momen xoắn và động cơ sẽ truyền chuyển động đến trục trung gian. Sau đó, trục trung gian sẽ thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ.
+ Nhiệm vụ thứ nhất: Nhờ vào bộ bánh răng mà trục trung gian sẽ chuyển đọng quay lên trục khoan.
+ Nhiệm vụ thứ hai: Lúc này, trục trung gian sẽ tạo ra lực xung của búa máy.
- Máy đục bê tông sau đó sẽ đồng thời vừa quay vừa tạo ra lực gõ trực tiếp vào trục khoan của máy. Một điều cần lưu ý là tùy thuộc vào các loại máy sẽ cho hiệu suất làm việc không giống nhau. Do đó, lực mà máy đục tạo ra mạnh hay yếu còn phụ thuộc vào tốc độ và công suất của máy nữa nhé.
Có thể bạn quan tâm: https://maykhoanmakita.net/tin-tuc/may-duc-be-tong-loai-nao-tot-co-nhung-thuong-hieu-nao-1860.html
Hiểu được nguyên lý và cấu tạo máy đục bê tông là chuyện dễ dàng. Nhưng bạn cần phải lưu ý làm sao để sử dụng máy đục bê tông một cách an toàn nữa nhé. Vừa để bảo vệ bản thân vừa để tuổi thọ của máy được cao hơn.
Làm sao để sử dụng máy đục bê tông một cách an toàn? |
- Luôn rút phích điện ra khỏi ổ cắm trước khi tiến hành bất cứ thao tác tháo lắp nào trên máy.
- Hãy sử dụng trang phụ bảo hộ lao động (nếu có thể) và kính mắt (bắt buộc) khi làm việc để bảo vệ bản thân bạn nhé.
- Những người không phận sự tránh xa khu vực làm việc với máy đục bê tông bởi đây là sản phẩm làm việc với công suất lớn trên vật liệu cứng. Cần giữ khoảng cách an toàn với nơi làm việc.
- Lựa chọn mũi khoan phù hợp với thông số kỹ thuật của máy để đảm bảo máy có thể làm việc với hiệu quả tối đa.
- Chú ý tới điện thế của máy đục để đảm bảo nguồn điện đủ cung cấp cho máy.
- Cố định tay cầm một cách chắc chắc để hạn chế hiện tượng rung rắc khi đang làm việc, tránh trường hợp xấu bất ngờ xảy ra.
Trên đây là nghiên cứu cấu tạo máy đục bê tông và nguyên lý hoạt động của chúng tôi. Những thông tin mà chúng tôi đưa đã được chọn lọc tỉ mỉ và chính xác nhất, hy vọng sẽ đem đến bạn đọc những điều bổ ích. Chúc bạn có một ngày làm việc thật hiệu quả!
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét